0966.001.001 info@goldlandvietnam.com

Goldland Phú Quốc

Goldland Phú Quốc

Tin tức - 06/01/2021

Điểm lại những bước ngoặt của thành phố đảo Phú Quốc

Với gần 200.000 dân, Phú Quốc đã trở thành thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam. Từ đó, hòn đảo Ngọc của Việt Nam đang dần vươn mình trở thành trung tâm du lịch mang đẳng cấp quốc tế.

Phú Quốc cùng những cơ hội theo thời gian

Anh Nguyễn Xuân Kế, người đàn ông với làn da sạm đen vì nắng gió. Đến với tuổi 50 với cơ thể vạm vỡ sau hơn 30 năm gắn với nghề biển tại đảo ngọc Phú Quốc cùng đôi tay chai sạn,anh từng là chủ tàu với hàng chục lao động, lăn lộn qua không biết bao nhiêu trận bão, anh Kế không thể tin rằng có một ngày mình sẽ chuyển qua làm nghề lái xe.

Phú Quốc cùng những cơ hội theo thời gian

Phú Quốc cùng những cơ hội theo thời gian

Anh kể lại rằng: “Khi đi nghĩa vụ quân sự về, bản thân chẳng có nhiều lựa chọn ở Phú Quốc. Khi đó, kinh tế của đảo chủ yếu là nghề biển, trồng trọt, chăn nuôi. Nam giới thường chọn nghề biển bởi yêu cầu sức khỏe. Cứ như vậy, tôi theo nghề biển tưởng chừng như gắn cả nghiệp vào”.

Cách đây gần 10 năm, khi “đảo ngọc” được đầu tư mạnh mẽ về hạ tầng, chính là bước ngoặt của Phú Quốc và cũng là bước ngoặt đến với anh Kế. Theo đó, một số nhà đầu tư lớn bắt đầu đổ tiền phát triển các dự án du lịch, nghỉ dưỡng, bất động sản trị giá hàng nghìn tỷ tại đây. Chỉ sau chưa đầy 10 năm, bất động sản Phú Quốc đã thu hút số vốn khổng lồ gần 17 tỷ USD, và là hòn đảo có nhiều người sinh sống nhất Việt Nam với gần 200.000 người.

Cũng bởi vậy, nhiều người dân Phú Quốc có cơ hội đổi đời như anh Kế. Anh Kế bán thuyền đi biển, dùng số tiền đó mua 2 mảnh đất. Đất tăng giá nhanh theo sự phát triển, anh bán đi để mua ôtô chạy du lịch. Du lịch cũng là định hướng phát triển của Phú Quốc với mục tiêu trở thành điểm đến đẳng cấp quốc tế.

Phú Quốc mới được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý trở thành thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam. Việc nâng cấp đơn vị hành chính giúp Phú Quốc có nhiều cơ hội, dư địa để phát triển hơn nữa, tận dụng hết tiềm năng thế mạnh của mình, vươn lên trên bản đồ du lịch thế giới.

Những dự án mang tính bước ngoặt của hòn đảo ngọc

Nhận ra điểm nghẽn của Phú Quốc chính là hạ tầng, Chính phủ đã khởi động một loạt dự án mang tính bước ngoặt cho hòn đảo này.

Bước ngoặt đầu tiên phải kể đến, đó là dự án xây mới Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc được khởi công năm 2008 và khánh thành năm 2012 với tổng mức đầu tư 3.000 tỷ đồng. Để nâng cao năng lực vận tải hàng không, Phú Quốc đã không cải tạo sân bay cũ ở Dương Đông mà xây mới hoàn toàn ở vị trí trung tâm đảo.

Sân bay mới có đường băng hạ cất cánh dài 3.000 m, rộng 75 m, có thể tiếp nhận máy bay Boeing 747 hoặc tương đương. Các hạng mục quan trọng khác như đài kiểm soát không lưu, nhà ga hành khách, phòng chờ… được thiết kế hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế.

Với sân bay mới, Phú Quốc có thể đón các chuyến bay với tần suất lớn, thậm chí là các chuyến bay quốc tế. Nhiều đường bay thẳng từ các nước châu Á, châu Âu đã đưa khách du lịch đến thẳng Phú Quốc mà không cần trung chuyển qua bất kỳ sân bay nào khác.

Bước ngoặt thứ hai, đó là dự án cấp điện lưới cho Phú Quốc bằng đường cáp ngầm 110 kV xuyên biển Hà Tiên – Phú Quốc. Công trình được đầu tư 2.300 tỷ và là dự án cáp điện ngầm xuyên biển dài nhất Đông Nam Á, chiều dài 57 km.

Có điện chính là bước khởi đầu giúp Phú Quốc phát triển cả kinh tế và xã hội, là nền tảng thu hút những dự án đầu tư lớn.

Sau sân bay và điện, Phú Quốc cũng “lột xác” bằng các dự án đường bộ nội đảo và cảng tàu khách quốc tế. Đường bộ được Phú Quốc đầu tư theo cả trục dọc và trục ngang.

Về trục dọc, một tuyến đường được đầu tư nâng cấp xây dựng từ thị trấn Dương Đông tới Gành Dầu kết nối với phía bắc đảo. Từ sân bay quốc tế Phú Quốc cũng xây dựng một tuyến đường 6 làn xe đi dọc theo Bãi Trường nối tới Thị trấn An Thới. Bên cạnh đó, tỉnh lộ 46, 47 à 48 cũng được nâng cấp để phù hợp với nhu cầu phát triển.

Về trục ngang, đường Dương Đông – Bãi Sao, đường nối Dương Đông với cảng Bãi Vòng cũng được đầu tư xây dựng. Những tuyến đường này giúp kết nối mọi địa danh của Phú Quốc với nhau, thuận lợi phát triển kinh tế.

Một cảng hành khách quốc tế Phú Quốc cũng được xây dựng với mục đích tiếp nhận tàu khách quốc tế trọng tải đến 225.000GT, sức chở 5.000-6.000 hành khách. Cầu tàu dài 400 m, trong đó cầu chính dài 240 m, rộng 19 m cho phép tàu cập bến cả hai bên. Một cầu dẫn dài 1.020 m được xây dựng từ bờ ra cầu tàu để đưa hành khách vào đảo.

Công trình được đầu tư 1.600 tỷ đồng với kỳ vọng giúp Phú Quốc có thể đón được những du thuyền hàng đầu thế giới, không kém các địa danh du lịch nổi tiếng.

Đánh thức bằng sự xuất hiện của những dự án nghìn tỷ

Hạ tầng phát triển giúp Phú Quốc thu hút các dự án lớn để đánh thức các tiềm năng. Tính đến nay đã có hơn 300 dự án đầu tư được cấp phép, với diện tích đất 10.585 ha. Tổng vốn đầu tư đổ vào Phú Quốc đã đạt gần 400.000 tỷ đồng. Riêng về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Phú Quốc cũng thu hút hơn 30 dự án, số vốn trên 300 triệu USD.

Tại Phú Quốc đã có các doanh nghiệp lớn như Vingroup, Sun Group, BIM Group, CEO Group, MIK… Những bãi biển đẹp của Phú Quốc giờ đây đã xuất hiện nhiều thương hiệu du lịch đẳng cấp quốc tế như Marriott, Intercontinental, Hayatt, Movenpick, Novotel… Số lượng phòng khách sạn tại Phú Quốc đã đạt 22.000 phòng.

Dự án movenpick resort waverly Phú Quốc

Dự án movenpick resort waverly Phú Quốc

Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, khách đến Phú Quốc liên tục tăng 20-30% mỗi năm trong những năm gần đây. Năm 2019, Phú Quốc đón gần 6 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế gần 1 triệu lượt.

Anh Kế cũng như hàng nghìn người khác chuyển hướng việc làm, thay vì chỉ có rất ít lựa chọn như trước kia. Có người làm kế toán, người làm nhân viên tại các khu nghỉ dưỡng, có người là hướng dẫn viên du lịch, lái xe, người là nhân viên sở thú… “Những công việc mà trước kia chúng tôi đi biển không bao giờ nghĩ đến”, anh Kế chia sẻ.

Dự án intercontinental Phú Quốc

Dự án Intercontinental Phú Quốc

Mới đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ra Nghị quyết thành lập thành phố Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang. Nhiều người đánh giá “đảo ngọc” đang chuẩn bị khoác một tấm áo mới, xứng tầm với trung tâm du lịch hàng đầu Việt Nam.

Hai phường thuộc thành phố Phú Quốc được thành lập là Dương Đông và An Thới. Như vậy, Phú Quốc có 9 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 2 phường An Thới, Dương Đông và 7 xã: Bãi Thơm, Cửa Cạn, Cửa Dương, Dương Tơ, Gành Dầu, Hàm Ninh, Thổ Châu.

Chủ tịch TP Phú Quốc Huỳnh Quang Hưng cho biết sẽ triển khai mật độ xây dựng ở Phú Quốc rất thấp. Theo đó, mật độ mức cao nhất là ở các khu quy hoạch và chức năng cũng chỉ 20-22%, còn lại là bố trí cây xanh, cảnh quan và đất công cộng.

Ông nhấn mạnh biển, hành lang biển là nơi công cộng để khách du lịch và tất cả người dân đều có thể được hưởng thụ. Bãi biển phục vụ chung cho mọi người. Đó cũng là quan điểm phát triển Phú Quốc, phải xanh – sạch – đẹp và an toàn, hạn chế thấp nhất bê tông hoá.

“Tôi mong muốn sự chung tay, chung lòng của các nhà đầu tư, của người dân, của chính quyền để xây dựng một thành phố biển đảo vừa phát triển vừa xanh sạch đẹp. Mong muốn Phú Quốc sẽ có sức cạnh tranh ngang hàng với các điểm đến du lịch trong khu vực, góp phần vào sự phát triển chung của cả nước”, ông Hưng chia sẻ.

Xem thêm: Phú Quốc lên thành phố. Liệu có phải là thời điểm đầu tư hiệu quả?

Thẻ:, , ,

Đăng Ký Nhận Thông tin Tư Vấn

Bài viết liên quan