Thời gian gần đây, Phú Quốc có những chuyển động không thể không nhắc đến. Trong quy hoạch xây dựng Khu Kinh tế Phú Quốc, UBND tỉnh Kiên Giang đã đưa ra định hướng quy hoạch chính là tiếp tục quy hoạch Phú Quốc thành đặc khu kinh tế, đô thị biển đặc sắc, bảo vệ và tôn tạo các giá trị cảnh quan thiên nhiên,… Ngay sau khi dịch Covid 19 được khống chế, các nhà đầu tư đã và đang lên đường săn tìm cơ hội. Trong số các địa bàn đầu tư, Phú Quốc vẫn là điểm đến đắt giá có sức hấp dẫn bậc nhất. Để không“chậm chân” trước làn sóng đầu tư vào đảo Ngọc, các nhà đầu tư không thể không quan tâm tới những chuyển động đáng chú ý của Phú Quốc gần đây.
Tiếp tục quy hoạch Phú Quốc thành đặc khu kinh tế
Tháng 9/2019, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu tỉnh Kiên Giang tổ chức lập quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 11/NQCP ngày 5/2/2018 và quy định pháp luật về quy hoạch. Trước đó, tại văn bản số 739, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về chủ trương cho phép tỉnh Kiên Giang tổ chức triển khai lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội đảo Phú Quốc và lập mới quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc theo định hướng phát triển thành đơn vị kinh tế – hành chính đặc biệt.
Mới đây, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký Quyết định phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để tỉnh Kiên Giang triển khai các bước quy hoạch Phú Quốc thành đặc khu kinh tế.
Công bố quy hoạch tuyến đường ven biển Bãi Trường, kiến tạo đô thị biển đặc sắc
Với mục tiêu nhằm định hướng phát triển Khu Kinh tế Phú Quốc cùng tầm nhìn dài hạn, đồng thời đáp ứng được tối đa những vấn đề ngắn và trung hạn; phát triển toàn diện, cân bằn, bền vững, kinh tế phát triển đi kèm với bảo vệ môi trường, bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa và đảm bảo an ninh, quốc phòng.
Bên cạnh đó nhằm mục đích đảm bảo quỹ đất ven biển đủ lớn và tuyến đường dọc bờ biển xuyên suốt để phục vụ nhu cầu thiết yếu như: đi lại, vui chơi, giải trí, ngắm cảnh biển của dân cư và du khách cũng như tạo nên sức bật mới cho mảng du lịch nơi đây, mới đây, Phú Quốc đã lần đầu tiên công bố đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tuyến đường du lịch ven biển Bãi Trường. Tuyến đường có tổng chiều dài 10,68km, rộng 66m tính từ mép nước biển trung bình với các phân khu chức năng: Hàng cây xanh rộng 10 m tiếp giáp với các dự án du lịch nghỉ dưỡng, đường giao thông rộng 6 m. Hàng cây xanh rộng 10m tiếp giáp với các dự án du lịch nghỉ dưỡng, đường giao thông rộng 6m. Đặc biệt hơn nữa, bãi cát hành lang biển rộng tới 50m tính từ mép nước là nơi diễn ra các hoạt động vui chơi, giải trí của người dân và du khách như: ngắm biển, tắm biển, hoạt động thể thao trên cát với tổng diện tích quy hoạch lên đến 67,86ha. Đây là thông tin rất đáng chú ý với các nhà đầu tư bởi khi quy hoạch 1/500 được công bố, giá trị BĐS tại Bãi Trường sẽ có những chuyển động tích cực.
Tờ trình nêu rõ phát triển Khu Kinh tế Phú Quốc trở thành một đô thị biển đặc sắc, có những giá trị khác biệt, một trung tâm du lịch nghỉ dưỡng và dịch vụ có bản sắc, chất lượng cao, có sức hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế; là trung tâm thương mại, dịch vụ ở tầm cỡ khu vực và quốc tế; làm cơ sở pháp lý để quản lý, hướng dẫn, khuyến khích phát triển, kêu gọi đầu tư cũng như triển khai lập các đồ án quy hoạch xây dựng và các dự án đầu tư xây dựng trong các giai đoạn tiếp theo.
Quyết định số 620/QĐ-TTg ngày 8-5-2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trở thành tỉnh thuộc nhóm dẫn đầulà động lực tăng trưởng mạnh của vùng ĐBSCL và cả nước, có khả năng tự chủ ngân sách, tỉnh Kiên Giang có nhiệm vụ đề xuất nghiên cứu phương hướng phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế tại Phú Quốc cùng với các vùng trong tỉnh như: vùng kinh tế trọng điểm ven biển Rạch Giá – Hà Tiên, vùng U Minh Thượng, vùng Tứ giác Long Xuyên,vùng Tây sông Hậu cũng như các địa phương khác trong tỉnh.
An Thới và Dương Đông – Hai phường đầu tiên của Phú Quốc được thành lập
Cuối năm 2019, tỉnh Kiên Giang đã đề xuất với Bộ Xây dựng thành lập 2 phường: An Thới và Dương Đông trực thuộc TP Phú Quốc. Trước đó, theo quyết định 633 của Thủ tướng Chính phủ: Thị trấn Dương Đông được định hướng trở thành trung tâm hành chính, thương mại – tài chính quốc tế, văn hóa du lịch, dịch vụ công cộng. Thị trấn An Thới được định hướng phát triển thành khu đô thị cảng quốc tế, đầu mối kỹ thuật, khu phi thuế quan trung tâm tiếp vận, thương mại, du lịch và dịch vụ.
Sau 5 năm được công nhận là đô thị loại 2, đến nay huyện Phú Quốc đã cơ bản hoàn thiện đủ các tiêu chí đô thị. Việc thành lập 2 phường: An Thới và Dương Đông nhằm tạo điều kiện cho Phú Quốc phát huy tốt hơn các tiềm năng và phù hợp với tình hình thực tế, từ đó tạo tiền đề để Phú Quốc được nâng lên thành đặc khu.
Chú trọng đến hệ sinh thái Phú Quốc
Trong quy hoạch xây dựng Khu Kinh tế Phú Quốc đến năm 2040 và tầm nhìn đến năm 2050, UBND tỉnh Kiên Giang đưa ra các định hướng quy hoạch chính là: Bảo vệ và tôn tạo các giá trị cảnh quan thiên nhiên, chú trọng khai thác thế mạnh của Phú Quốc trong việc bổ sung và nâng cao giá trị cảnh quan, thông qua việc xây dựng các hồ cảnh quan kết hợp trữ nước và khai thác không gian mặt nước để tạo dựng cấu trúc không gian xây dựng đặc trưng và có bản sắc; ưu tiên sử dụng không gian ven biển, ven sông và không gian cây xanh mặt nước khác cho mục đích công cộng để làm tăng giá trị tổng thể của toàn khu kinh tế.
TS Trần Hữu Hiệp nhấn mạnh trong khi đặt niềm tin cho tương lai cũng cần nhìn nhận những “điểm yếu, điểm nghẽn” đang cản trở và dự báo các thách thức khi đảo tăng tốc. Quy hoạch tốt là rất cần để làm công cụ quản lý tốt; những hạn chế trong quản lý đầu tư, xây dựng, đất đai trên đảo thời gian qua, bộ mặt đô thị, hệ lụy về môi trường, xử lý rác thải, nước thải… cần phải được giải quyết triệt để. Ông cũng cho rằng định hướng quy hoạch phát triển đảo Phú Quốc từ huyện đảo lên TP đảo, từ đặc khu hành chính – kinh tế trong điều kiện chưa có Luật Đặc khu được đề nghị trở thành khu kinh tế. Việc quy hoạch Phú Quốc thành đặc khu kinh tế không phải bằng mọi giá tạo ra nguồn thu mà phải đặc biệt chú ý các giá trị nhân văn, môi trường sinh thái. Đó cũng chính là đề bài cần được giao nhiệm vụ quy hoạch rõ ràng, hợp lý để định hình cho “đảo ngọc” trong tương lai.
Ông Mai Văn Huỳnh – Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc cho biết lực lượng chức năng ở huyện đảo đã và đang mở nhiều đợt cao điểm trấn áp các loại tội phạm, đặc biệt là bao chiếm đất đai để xây dựng trái phép; triệt xóa các băng nhóm mamg tính chất “xã hội đen” để lập lại môi trường bình yên cho “Đảo Ngọc”. Bên cạnh đó, chính quyền Phú Quốc cũng đẩy mạnh cải thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư triển khai nhanh các dự án; tập trung hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, đặc biệt chú trọng đầu tư các công trình phục vụ các nhu cầu xã hội, cộng đồng như: cấp nước, môi trường, nước thải, giáo dục, y tế…
Sức hút đầu tư mạnh, nhiều nhà đầu tư đã có mặt tại Phú Quốc
Theo UBND tỉnh Kiên Giang, tính đến thời điểm hiện tại, huyện đảo Phú Quốc đã thu hút 321 dự án kinh tế với tổng diện tích gần 11.000 ha, trong đó 47 dự án hoạt động, 71 dự án đang triển khai xây dựng. Trong đó, phần lớn các dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch và phát triển kinh tế biển. Nhiều tập đoàn, thương hiệu nổi tiếng như: Vingroup, Bim Group, Sun Group, CEO Group đã đầu tư vào Phú Quốc. Bên cạnh đó những tập đoàn lớn của nước ngoài cũng đã có mặt trên đảo. Hơn 10 tỉ USD vốn đầu tư đã được đổ vào Phú Quốc, cao khoảng gấp đôi tổng vốn FDI đăng ký toàn vùng
So với Vân Đồn và Bắc Vân Phong, hạ tầng Phú Quốc đang được đầu tư mạnh mẽ nhất với số vốn lên hàng chục nghìn tỷ đồng. Trong đó 5.800 tỷ đồng cho giao thông, 2.400 tỷ đồng cho hệ thống cáp điện ngầm từ đất liền ra đảo, hơn 1.600 tỷ đồng xây dựng cảng hành khách quốc tế, hơn 3.000 tỷ đồng mở rộng sân bay Phú Quốc… Cảng biển quốc tế An Thới, cảng hành khách quốc tế Phú Quốc và các trục đường chính đang được đầu tư hoàn thiện với tiêu chuẩn cao.
Nhiều nhà đầu tư lớn vào Phú Quốc đã và đang góp phần đưa du lịch phát triển với tốc độ khá nhanh so với các địa phương trong khu vực ĐBSCL. Hiện tại ở Phú Quốc, hệ thống dịch vụ nhà hàng, khách sạn đã có trên 600 cơ sở lưu trú, với gần 20.000 phòng nghỉ cùng cơ sở vật chất tiện nghi, khang trang, hiện đại.
Xuất hiện không gian đô thị đẳng cấp
Những năm trở lại đây, dòng vốn đầu tư vào Phú Quốc lại đang “đổ dồn” cho BĐS nghỉ dưỡng mà đô thị tạm thời bị lãng quên. Mới đây Tập đoàn Tân Á Đại Thành – Meyland đã đầu tư phát triển dự án đô thị thông minh Meyhomes Capital Phú Quốc. Đây sẽ là không gian sống cao cấp bậc nhất, một khu đô thị thông minh, tinh khiết, hiện đại đẳng cấp, hứa hẹn sẽ là điểm đến mới, hấp dẫn của du lịch Phú Quốc, Theo quy hoạch, vị trí Meyhomes Capital Phú Quốc sẽ là trung tâm kinh tế, văn hóa, tài chính mới phía Nam đảo.
Khác biệt với condotel và biệt nghỉ dưỡng có thời hạn sở hữu tối đa 70 năm, các căn shophouse và mini hotel tại Meyhomes Capital Phú Quốc được cấp sổ đỏ sở hữu lâu dài. Không chỉ là không gian sống cao cấp của giới “tinh hoa” Phú Quốc, dự án còn là ngôi nhà thứ 2 – “second home” đích thực của chủ nhân, đồng thời mở ra cơ hội đầu tư hoàn toàn mới nhờ khả năng thu về lãi kép từ việc tăng giá đất của Phú Quốc và khoản lãi ròng hàng tháng từ việc cho thuê hoặc trực tiếp kinh doanh.
Với tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch manh mẽ cùng những chuyển động tích cực của Phú Quốc trong năm qua, đảo Ngọc vẫn còn nguyên sức hấp dẫn với nhà đầu tư, đặc biệt là dòng sản phẩm hoàn toàn mới – BĐS đô thị với dự án “Thành phố đảo nhiệt đới đa sắc màu” Meyhome Capitals Phú Quốc.