Động thái siết chặt của chính quyền địa phương đã khiến thị trường giao dịch đất Phú Quốc có dấu hiệu chững lại một chút. Nhiều nhà đầu tư dự đoán rằng, sốt đất sẽ sớm quay trở lại và “bùng nổ” khi Quốc hội có quyết định chính thức bấm nút “khai sinh” đặc khu kinh tế. Hơn nữa, ngày 8/1/2021 vừa qua, Phú Quốc chính thức trở thành thành phố biển đảo đầu tiên của Việt Nam, đánh dấu một bước “khởi sắc” ấn tượng cho thị trường bất động sản Phú Quốc.
Kể từ thời điểm chính quyền Phú Quốc (Kiên Giang) có quyết định tạm dừng việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất cùng các biện pháp siết chặt thị trường bất động sản thì lượng giao dịch đất Phú Quốc đã giảm đáng kể.
Có thể bạn quan tâm: Tình hình thị trường bất động sản Phú Quốc 3 tháng đầu năm 2021
Theo nhận định của ông Đặng Đức Giới, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư và Phát triển Bất động sản Đặc khu, chính sách và động thái của các cơ quan chức năng đã kiềm chế sự tăng giá nóng của bất động sản Phú Quốc. “Đây là một động thái “sửa sai” trong quản lý các vấn đề xây dựng, quy hoạch và tách thửa, nên thị trường bất động sản hiện nay đang trầm lắng, lượng giao dịch không còn sôi nổi như thời gian trước.”
Sự hồi phục của thị trường sôi động
Trước diễn biến của thị trường bất động sản Phú Quốc trong suốt giai đoạn những năm 2017 – 2018 vừa qua, ông Đặng Đức Giới cũng e ngại về tình trạng “bội thực” đất nền tại đặc khu kinh tế tương lai này. “Số lượng dự án đất nền thì quá nhiều mà nhu cầu thực lại ít. Đất nền đã trở thành kênh đầu tư cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Việc giao dịch chủ yếu sang tên giữa các nhà đầu tư với nhau.”
Tuy nhiên, ông vẫn lạc quan đánh giá rằng: “Tâm lý của các nhà đầu tư bất động sản ở Phú Quốc hiện nay vẫn còn nhiều hy vọng và lý do để giữ vững niềm tin. Họ vừa nghe ngóng và hy vọng. Có thể nói đợt sốt đất này so với đợt sốt 2014 – 2015 thì nhà đầu tư vẫn tự tin hơn và có nhiều động lực để giữ giá và giữ đất để chờ thời cơ hơn, vì Quốc hội sẽ thông qua Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, cho phép phát triển casino, mở rộng thêm các tuyến đường huyết mạch cùng với đó là sự triển khai ồ ạt và rót vốn mạnh của các nhà đầu tư lớn vào Phú Quốc.”
Ông Thế Nam – Giám đốc Sàn giao dịch BĐS tại Hà Nội cho rằng: Nhà đầu tư tại Phú Quốc nếu có tiềm lực tài chính mạnh vẫn sẽ “đủng đỉnh” đợi có quyết định chính thức về quy hoạch tổng thể và ngày bấm nút “khai sinh” đặc khu kinh tế của Quốc hội. “Giá đất chắc chắn sẽ quay trở lại tăng lên vào thời điểm ngay sau khi Quốc hội chính thức thông qua các đặc khu kinh tế. Thậm chí có thể, giá đất sẽ bắt đầu rục rịch tăng nhẹ trước thời điểm quyết định.” – Ông Thế Nam khẳng định.
Trong khi đó, ông Triệu Sơn lại dự đoán rằng: “Phú Quốc sẽ chờ đón cơn sốt đất sau 2 tháng nữa khi tất cả các quyết định của Nhà nước về đặc khu đã được “yên bài”. Cùng với sự kỳ vọng trở thành đặc khu, lượng giao dịch ở Phú Quốc sẽ trở lại đúng nhịp sôi động như trước đây.”
Đặc biệt, vào ngày 8/1/2021 vừa qua, Phú Quốc chính thức trở thành thành phố biển đảo đầu tiên của Việt Nam, đánh dấu một bước tiến lớn cho sự “khởi sắc” mạnh mẽ của thị trường bất động sản Phú Quốc. Các chuyên gia BĐS đều khẳng định rằng: “Giá đất Phú Quốc sẽ tăng không ngừng trong thời gian tới, là tiền đề cho thị trường Phú Quốc sôi động, là dấu hiệu tích cực cho những nhà đầu tư Phú Quốc, một lời giải đáp theo xu hướng tăng dần cho bài toán đầu tư Phú Quốc dài hạn.”
Trên cơ sở các dấu hiệu đưa ra về nhu cầu thực tại Phú Quốc khan hiếm, ông Đặng Đức Giới dự đoán sự bùng phát của giá đất tại đặc khu kinh tế tương lai này sẽ “khởi động” chậm hơn, không thể diễn ra trong thời gian ngắn hạn.
“Hiện nay, với sự quyết tâm của toàn hệ thống chính trị về mục tiêu xây dựng mô hình Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt và niềm tin của người dân, nhà đầu tư từ các “đặc khu” đó thì thị trường bất động sản Phú Quốc sẽ sớm phục hồi và “nóng” trở lại. Từ năm 2018 đến thời điểm hiện tại, thị trường này sẽ khởi sắc trở lại theo hướng thực chất, ổn định và lâu dài hơn”.