Đồ án quy hoạch chung thành phố Phú Quốc đến năm 2040 đã được trình thẩm định phê duyệt, chính thức được ký vào Quý II năm 2023.
Để phát triển Phú Quốc trở thành một thành phố xanh thì việc phát triển giao thông công cộng là tất yếu. Và trong số chỉ tiêu ngắn hạn phải kể đến Buýt nhanh BRT và dài hạn là Tàu điện nhẹ LRT/MRT.
Tại bản Quy hoạch số 633 của Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt năm 2010 định hướng phú quốc đến 2020 tầm nhìn 2030 có nói đến việc phát triển hệ thống xe điện, và kết quả chúng ta đã có xe điện Vin chạy khắp và taxi xanh SM Phú quốc cũng đã có mặt tại đảo Ngọc.
Hành khách tham gia giao thông bao gồm các hành khách thuộc nhóm dân cư 3 vùng của đảo và lượng khách du lịch ước tính 6-7 triệu lượt khách vào năm 2030 tức là khoảng 20.000 lượt khách mỗi ngày, 14-15 triệu lượt khách vào năm 2030 tức là khoảng 40.000 lượt khách mỗi ngày:
- Phía Nam đảo, một phần các khu đô thị, du lịch, resort thuộc khu vực bãi Trường, Đường Bào, Đô thị An Thới, mũi Tàu Rũ, bãi Sao, bãi Khem…
- Phía Bắc đào, các khu đô thị, du lịch, resort ở khu vực bãi Dài, Gành Dầu, xã Cửa Cạn, xã Bãi Thơm, xã Cửa Dương, khu đô thị Cửa Cạn (Research Town),..
- Giữa đảo gồm khu Đô thị Dương Đông, Hàm Ninh và các khu lân cận.
Đề xuất xây dựng các tuyến GTCC chuyên chở khối lượng lớn chạy trên trục đường chính Bắc Nam và một số tuyến kết nối có nhu cầu như giao thông ngắn hạn là xe buýt nhanh BRT và dài hạ là tàu điện nhẹ LRT/MRT theo hướng hiện đại và phù hợp cùng sự phát triển.
Ngoài ra bố trí các tuyến xe buýt và các tuyến taxi để phục vụ du khách. Hệ thống xe buýt phải là phương tiện giao thông chủ lực trên đảo, tại các khu đô thị Dương Đông, An Thới. Dương Tơ bảo đảm khoảng 15 phút đi bộ có 1 bến xe buýt, khuyến khích sử dụng các phương tiện thân thiện với môi trường. Tại các trạm xe buýt nhanh, ga tàu điện đều bố trí các bến đỗ xe buýt liên thông kết hợp phát triển loại hình TOD tại các điểm đầu mối này. Vòng quanh đảo bố trí tuyến xe buýt 2 tầng Sea-view nếu có thể phát triển loại hình xe buýt chạy điện đảm bảo môi trường và phát triển bền vững.
Bến xe khách,bến xe buýt, taxi: được đặt theo vị trí của các đầu mối giao thông như sân bay, bến cảng, bến tàu, các trạm dừng của tàu điện, khu trung tâm các đô thị và được trang bị đẩy đủ các tiện nghi cho hành khách.
Để khai thác lợi thế về biển cần tổ chức các tuyến taxi biển (đường thủy) vòng quanh đảo nối các điểm đô thị, các khu du lịch nhằm phục vụ du khách. Các tuyến tàu cao tốc và tàu thủy chở khách được bố trí vòng quanh đảo để du khách có thể thưởng thức ngắm nhìn hòn đảo từ phía biển, tần suất chạy tàu có thể ban đầu thưa nhưng khi số lượng khách đông có thể tăng lên.
Thành phố du lịch “tầm cỡ” quốc gia đang phát triển bằng hệ thống giao thông bền vững kết hợp với sự phát triển của giao thông công cộng xanh đang dần đưa thành phố đảo trở thành một điểm đến “hoàn mỹ” mang tên đảo Ngọc – Phú Quốc.
Xem thêm: Chính thức vận hành tuyến xe buýt điện Phú Quốc đầu tiên